This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Hội chứng ruột kích thích, cần tránh gì?

Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng... là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tiêu hóa. Khi mắc HCRKT, người bệnh bị hành hạ bằng những cơn đau bụng khủng khiếp bất cứ lúc nào.

HCRKT là các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Bệnh thường gặp ở nữ giới (cứ 4 nữ giới mắc HCRKT thì có 1 nam giới bị mắc chứng bệnh này). Người dễ mắc HCRKT là bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng (hysteria), trầm cảm, ám ảnh hay bị stress tâm lý... Bên cạnh việc phòng ngừa bệnh thì việc chẩn đoán sớm để điều trị chứng bệnh về đại tràng này kịp thời cũng khá quan trọng.

Thủ phạm gây ra HCRKT là gì?

Nguyên nhân gây nên bệnh HCRKT rất đa dạng hoặc là do viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn (trong thức ăn có vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ amíp); do rối loạn nhu động ruột; do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn (thường xuyên sống phân, lúc lỏng lúc sền sệt, lúc rắn...); hoặc do rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần... Một số yếu tố nguy cơ cao dẫn đến cơn đau của HCRKT xuất hiện (trên người bệnh đã có sẵn bệnh viêm đại tràng co thắt) là thần kinh căng thẳng, stress, uống rượu, bia, ăn chua cay...Người mắc HCRKT tránh ăn thực phẩm sống như tiết canh, rau sống...

Người mắc HCRKT tránh ăn thực phẩm sống như tiết canh, rau sống...

Triệu chứng nhận biết HCRKT

Triệu chứng điển hình nhất của HCRKT là rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài và đau bụng.

Rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài: Rối loại tiêu hóa là dấu hiệu đầu tiên khi mắc phải bệnh HCRKT. Khi mắc bệnh, hệ thống tiêu hóa của người bệnh sẽ hoạt động không bình thường, các chức năng như chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, hấp thụ thức ăn,... đều bị giảm hiệu quả cho nên gây ra một số triệu chứng như trướng bụng, tiêu chảy, táo bón,... Tần suất đi ngoài của người mắc bệnh cũng cao hơn rất nhiều lần so với người bình thường và sau khi đi ngoài trong phân sẽ có máu. Đây là máu do đại tràng tiết ra khi nhiễm bệnh đại tràng co thắt.

HCRKT được phân thành 3 loại cơ bản: Có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy. Có hiện tượng đau bụng và táo bón. Có hiện tượng đau bụng, vừa tiêu chảy lại vừa táo bón.

Tình trạng đau bụng: Dấu hiệu thứ hai của bệnh HCRKT đó là hiện tượng đau bụng đại tràng, vùng đau bụng thông thường là hai bên mạn sườn, đây là nơi hoạt động của đại tràng cho nên biểu hiện đau rõ ràng nhất. Cơn đau có thể đến sau khi ăn no hoặc sau khi ăn những thức ăn kích thích như đồ cay, nóng, lạnh, rau sống, tiết canh... Đau bụng trong bệnh HCRKT rất đa dạng, thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu (dễ nhầm với đau dạ dày). Do cơn đau dai dẳng, đặc biệt đau sau khi ăn, nên hầu hết người bệnh bị HCRKT không dám ăn những thức ăn có dạng như vậy. Khi căng thẳng, stress thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Hầu hết người bệnh kể rằng sẽ hết cơn đau bụng sau khi đi đại tiện. Nhưng cũng có nhiều người bệnh vừa đi ngoài xong lại xuất hiện cơn đau quặn bụng khác khiến buồn đi ngoài tiếp. Bệnh kéo dài nhiều năm dễ biến chuyển thành mạn tính nên người bệnh thường gầy xanh xao, thậm chí suy kiệt sức khỏe do thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước và chất điện giải, cộng thêm nỗi lo sợ về những cơn đau có thể đến bất ngờ.

Ngoài các dấu hiệu HCRKT cơ bản nêu trên, người bệnh có thể còn có các biểu hiện kèm theo phổ biến như người mệt mỏi, đau nhức đầu, khó ngủ, lo lắng... Hơn nữa, khi đại tràng co thắt mạnh có thể kèm theo cảm giác hồi hộp, khó thở, căng thẳng, mất ngủ.

Lời khuyên cho người bệnh mắc HCRKT mạn tính

Chế độ ăn uống là yếu tố cần thực hiện nghiêm ngặt cho người mắc HCRKT mạn tính. Nên lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn, không chứa hóa chất và chất bảo quản. Những loại thức ăn dễ gây HCRKT thì cần tránh dùng hoặc dùng rất hạn chế. Không ăn thực phẩm tươi sống (rau sống, nem chạo, tiết canh, gỏi cá...). Không ăn dưa cà muối, gia vị chua, cay. Tránh thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt. Không nên dùng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê... Hạn chế các sản phẩm từ sữa do trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Tăng cường món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt là những loại giàu kali như chuối, đu đủ... Không nên kiêng quá hoặc ăn uống thoải mái quá. Giữ cho việc ăn uống ở trạng thái cân bằng. Chia làm nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no vào buổi tối.

Ngoài ra, để tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ những khi bệnh chưa “dở chứng”. Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose...). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa. Khi bị tiêu chảy: Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.

Người mắc HCRKT mạn tính cần thay đổi thói quen không tốt trong nếp sống để giảm tác hại của bệnh. Tránh làm việc quá sức, căng thẳng, lo âu, mất ngủ làm bệnh trầm trọng thêm. Luôn vui vẻ, thoải mái và sống lành mạnh, không nên quá lo lắng về bệnh của mình. Người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga) hoặc lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp với bản thân và dễ thực hiện nhất. Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ. Có thể lấy lòng bàn tay xoa nhẹ quanh vùng thượng vị - rốn theo chiều kim đồng hồ ngày vài lần để kích thích nhu động ruột.

Phòng bệnh bằng cách nào?

Để phòng tránh HCRKT, điều cần làm là mọi người nên đi khám định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể. Khi cảm thấy có dấu hiệu của bệnh thì cần đi khám bệnh ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu, không để bệnh trở thành mạn tính.

BS. Vinh Anh

Điểm mặt những món hải sản có thể gây độc chết người

Trong số 39 loài sinh vật có chứa chất độc do Viện Hải dương học Nha Trang công bố, có 22 loài cá, một loài mực tuộc, hai loài ốc, ba loài cua, một loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra còn có hai loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng cộng là 41 loài sinh vật độc.

Đa số những loài sinh vật độc hại nói trên đều có ở vùng biển nước ta , từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, như các loài cá nóc, cá bống vân mây, loài so và rắn biển, nhưng cũng có một số loài như ốc biển, cua, mực đốm xanh… chỉ mới gặp ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ.

Phần lớn những loài này sống cả ở ngoài khơi và vùng ven bờ, các vùng vịnh, đầm phá, các cửa sông lớn… Riêng hai loài cá nóc nước ngọt được xác định là cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti) mới chỉ phát hiện được ở đồng bằng sông Cửu Long.

Những loài hải sản độc này có thể gây hại cho con người theo hai cách chính: qua đường tiêu hoá do các món ăn chế biến từ cá và hải sản và qua phản ứng tự vệ của con vật khi ta vô tình chạm vào chúng, bị chúng căn, chích hoặc phóng tên độc.

Cá nóc

Các loại hải sản cực độc

Trong 41 loài sinh vật độc trên có 5 loại cực độc là: Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc tro, cá nóc vằn mặt, cá nóc chấm cam, cá nóc chuột vằn mang, trong đó cá nóc chấm cam và cá nóc chuột vằn mang là hai loài độc nhất.

Cá nóc chuột vằn mang (Aronthron immaculatus) thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng… nom không có vẻ gì đáng sợ nhưng trong trứng loài cá này tập trung một lượng chất độc khủng khiếp, cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người; hàm lượng độc chất cao xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10.

Sau cá nóc chuột vằn mang, cá nóc chấm cam (Torquigener gallimaculatus) cũng rất đáng sợ, cứ 100g trứng hoặc gan loài cá này có thể giết chết 60 – 70 người.

Tác hại chết người của nọc độc hải sản

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bản chất các độc tố của phần đông các hải sản trên thuộc nhóm chất độc thần kinh, nên khi con người bị nhiễm chất độc này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và hệ tim mạch gây ra những triệu chứng ngộ độc rất trầm trọng

Hầu hết chúng là những chất độc nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao trong thời gian rất nhanh, với liều độc thấp. Cụ thể, chất độc chứa trong cá nóc và nhiều loại hải sản khác như mực đốm xạnh, so biển, cá bống vân mây, v.v.. là tetrodotoxin, có tác động trên thần kinh trung ương rất mạnh làm liệt các trung khu thần kinh, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Con so biển và sam biển giống nhau nên nhiều người dễ lầm tưởng

Sam biển ăn rất mát nhưng nếu nhầm lẫn, ăn phải so biển sẽ sẽ bị ngộ độc

Triệu chứng của ngộ độc như sau:

Trường hợp bị nhiễm ít chất độc, bệnh nhẹ: Sau khi ăn phải hải sản độc từ 10 phút đến vài giờ, người bệnh thấy tê môi, lưỡi, miệng, mặt, tê các ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Đồng thời thấy đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt…

Trường hợp nặng: Người bệnh mệt lả, yếu cơ, liệt cơ tiến triển nên đi đứng loạng choạng không vững. Tình trạng liệt cơ nặng lên nhanh chóng dẫn đến liệt toàn thân, kể cả hô hấp, khiến người bệnh không thở được, suy hô hấp, ngừng thở, mạch chậm, huyết áp hạ và hôn mê, dẫn đến tử vong.

Trong cơ thể cá và hải sản độc, thường trứng và gan là hai nơi tập trung độc chất cao nhất. Nhưng cũng có những hải sản độc, thịt và da lại là những nơi tập trung độc tố cao hơn cả, như loài cá bống vân mây.

Chất độc của cá này tuy có ở tất cả các bộ phận cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất ở da, cứ 100g da có thể giết chết 9 – 10 người.

Mực đốm xanh

Còn đối với ba loài hải sản độc khác là cua hạt, mực đốm xanh và so biển thì tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể chúng đều chứa chất độc. Cũng vì vậy, các nhà khoa học khuyên người tiêu dùng tuyệt đối không dùng các loài hải sản độc chế biến thức ăn dưới bất cứ hình thức nào và với bất cứ bộ phận nào của cơ thể chúng.

Trong thực tế hầu hết các trường hợp ngộ độc hải sản nặng đều do ăn phải những loài cá biển và hải sản chứa độc tố mạnh. Ngoài ra cũng có một số người bị trúng độc do sờ mó hoặc vô tình chạm vào những loài rắn biển, cá mặt quỉ, mực đốm xanh, ốc cối… nên bị chúng căn, chích hoặc phóng tên độc. Các độc tố của con vật sẽ theo răng hoặc tên độc của chúng phóng ra xâm nhập cơ thẻ người qua vết thương gây ngộ độc

Cá mặt quỷ

Thanh Loan

Những thói quen dùng gia vị sai cách khiến chúng biến thành chất độc

Muối:

Tùy món mà cho muối vào thức ăn trước hay trong khi nấu. Nếu cần thịt đậm đà, không bị giảm độ ngọt của thịt, nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.

Nước mắm:

Nước mắm có hương vị đặc biệt, vì thế không nên đun lâu. Với món canh thì cho nước mắm vào rồi bắc ra ngay. Với canh cua, nên nhấc canh ra khỏi bếp rồi mới nêm để bảo toàn chất đạm trong nước mắm.

Gia vị- Cần nêm đúng lúc

Đường:

Khi cho đường vào các món rán hay nướng, món ăn rất dễ cháy, khét. Do đó, khi ướp, nên cho ít đường. Nếu muốn món ăn có vị ngọt hơn, hãy làm riêng phần nước xốt hoặc phết mật ong lên khi món ăn gần chín. Khi nấu món có đường, tránh để món ăn khô cạn, dễ bị dính đáy và cháy món ăn.

Hạt tiêu:

Nếu cho tiêu vào thức ăn trước khi nấu, tiêu dễ biến thành chất độc gây ung thư. Do đó, tốt nhất hãy rắc tiêu khi thức ăn đã chín.

Rượu trắng:

Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín mới. Thời gian thích hợp nhất để cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đã sôi chín.

Mỳ chính:

Với các món cần tẩm ướp (chiên/rán, nướng, xào, kho...), nên nêm gia vị 2 lần. Lần 1: tẩm ướp vào nguyên liệu trước khi nấu để làm tăng vị umami tự nhiên của nguyên liệu. Lần 2: nêm nếm trước khi hoàn thiện món ăn để tổng hòa hương vị của món ăn. Với các món có nước (canh, súp, hầm...), nên nêm gia vị lúc gần bắc ra để giúp điều chỉnh vị tổng hòa một cách chính xác nhất, tránh hiện tượng nước sôi bốc hơi nhiều làm thay đổi vị của món ăn..

Dấm:

Dấm không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm cenlulo trong rau. Thời điểm thích hợp nhất cho dấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến và lúc đã chế biến xong. Còn đối với món sườn xào chua ngọt… nên cho dấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa làm giảm vị ngấy.

Khi tráng trứng, cho hành vào lúc nào?

Theo thói quen thông thường, chúng ta đánh đều trứng với hành rồi mới tráng, nhưng như vậy trứng và hành có lúc sẽ bị chín không đều hoặc bên trong chưa chín mà bên ngoài đã chín, mùi thơm của hành không có dịp toả ra hết. Cách dùng đúng nhất là cho hành vào mỡ trước, khi hành toả mùi thơm mới cho trứng vào để hành và trứng đều có mùi thơm.

BS. Minh Nguyệt